Bệnh trĩ nội và những điều cần biết về bệnh trĩ nội

May 31, 2019
Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một trong những hình thức biểu hiện của bệnh trĩ trên cơ thể con người. Khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ nội phát tác bên trong hậu môn khó nhìn và cũng khó điều trị hơn. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia hậu môn trực tràng, TS Bác sĩ Trịnh Tùng, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

Bệnh trĩ nội và những điều quan trọng mọi người cần biết

Bệnh trĩ nội là một trong những căn bệnh phổ biến liên quan đến vùng hậu môn trực tràng mà rất nhiều người thường hay mắc phải . Bệnh trĩ nội hình thành do hệ thống tĩnh mạch bên trong thành hậu môn phía trên đường lược bị phù, phình gập và rối lại thành búi.

Người mắc bệnh trĩ nội mới đầu chỉ có cảm giác ngứa ngáy và đau rát hậu môn đôi chút, lâu dần sẽ bị đi ngoài ra máu và triệu chứng đau rát  xuất hiện nhiều hơn.

Đối với bệnh trĩ nội, người bệnh thường chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.

Bệnh trĩ nội có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội chủ yếu dựa vào cảm giác của con người, khó có thể để nhìn thấy bằng mắt thường. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có vai trò rất quan trọng cho quá trình thăm khám và điều trị căn bệnh này. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội thường gặp là:

  • Do tĩnh mạch phình gập: Do túi tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng - hậu môn bị phình gập tạo thành các búi trĩ mềm có màu đỏ, thu hẹp ống hậu môn, khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn, gây nứt kẽ hậu môn, giãn tĩnh mạch, dễ bị chảy máu gây ra bệnh trĩ nội
  • Mạch máu phù: Vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….Bề mặt của các búi trĩ xuất hiện các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp và dễ bị chảy máu.
  • Do sự gia tăng áp lực vùng ổ bụng, trực tràng: Phụ nữ mang thai, những người bị viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, ho nhiều, những người thường xuyên làm việc nặng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng,… dễ bị trĩ nội.
  • Do xơ hóa: Các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm, những người bị táo bón, hội chứng kiết lỵ kéo dài, viêm đại tràng mãn tính...Những tác động bên ngoài khiến cho búi trĩ bị cọ xát nhiều lần, khiến cho bề mặt bị xơ hóa, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ phát triển thành bệnh trĩ nội.
  • Do thói quen sinh hoạt không đúng cách như: Nhịn đi vệ sinh, vệ sinh không sạch sẽ vùng hậu môn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây viêm nhiễm, dẫn tới bệnh trĩ nội.  
  • Do đặc trưng công việc: Ngồi xổm quá lâu, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, giáo viên, thợ may, tài xế…thức khuya nhiều sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học: Người thường xuyên sử dụng những đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng và sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao.

Ngoài ra, bệnh trĩ còn do những nguyên nhân khác như: Tâm lý căng thẳng mệt mỏi tăng áp lực vùng hậu môn – trực tràng, quan hệ tình dục bằng "cửa sau", những người mắc các khối u vùng tiểu khung, người từng có tiền sử bị mắc các bệnh về hậu môn.

Các triệu chứng điển hình nhận biết bệnh trĩ nội

Khi bị mắc bệnh trĩ nội, người bệnh sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát hậu môn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc hàng ngày, khiến người bệnh luôn cảm thấy phiền toái và khổ sở. Đặc biệt, bệnh trĩ nội có thể xảy ra ở cả nam và nữ, do đó người bệnh cần biết cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ nội để có cách phòng và điều trị sớm.

Theo chuyên gia hậu môn – trực tràng của Phòng khám đa khoa quốc tế cộng đồng, trĩ nội có một số triệu chứng sau, người bệnh cần chú ý để có cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân:

Chảy máu hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến đầu tiên của bệnh trĩ nội, người bệnh thường đi đại tiện ra máu. Lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ban đầu, máu có thể ra theo phân rất khó phát hiện, ngườ bệnh phải để ý khi dùng giấy vệ sinh mới có thể kiểm chứng được. Nhưng lúc bệnh trĩ nội đã nặng hơn lượng máu sẽ chảy nhiều, thậm chí phun thành tia, gây mất máu, rất nguy hiểm cho người bệnh.

Đau rát hậu môn: Cảm giác đau nhức, ê buốt khi đi đại tiện, khiến người bệnh đứng lên ngồi xuống khó khăn cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội

Sa búi trĩ: Ở mức độ nhẹ, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn sau khi đại tiện và có thể tự co trở lại. Sau nhiều lần như vậy, búi trĩ sẽ sa ra ngoài mà không thể co lại được, cần có sự tác động từ bên ngoài để đẩy búi trĩ lên. Đến giai đoạn nặng, búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên ngay cả khi không đi đại tiện, chỉ cần hoạt động mạnh hay ngồi xổm búi trĩ đều có thể bị lòi ra gây cảm giác ngứa, đau rát.

Tuỳ theo diễn tiến phát triển của bệnh, trĩ nội được chia thành bốn độ:

Độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành và chảy máu hậu môn là triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự co lên được

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ mới co lên được

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo bệnh trĩ nội nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: thiếu máu, nghẹt búi trĩ, rối loạn chức năng hậu môn, gây nhiễm trùng máu, hoại tử hậu môn, thậm chí là gây ung thư trực tràng, đe dọa trực triếp đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng của trĩ nội là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân.

Bệnh trĩ nội có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cả sức khỏe lẫn tâm lý của người bệnh. Trĩ nội gây chảy máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Máu cùng dịch tiết ra là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, có khả năng gây ra nhiễm trùng bội nhiễm rất nguy hiểm.

Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo bệnh trĩ nội nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: thiếu máu, nghẹt búi trĩ, rối loạn chức năng hậu môn, gây nhiễm trùng máu, hoại tử hậu môn, thậm chí là gây ung thư trực tràng, đe dọa trực triếp đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng của trĩ nội là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân.

XEM THÊM: 10 nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không nếu không chữa trị hiệu quả

TBệnh trĩ nội có nguy hiểm không nếu không được chữa trị kịp thời. Đối với vấn đề này, các chuyên gia y tế chia sẻ rằng: trĩ nội là bệnh lý lành tính, sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu chúng ta phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách. Ngược lại, nếu để lâu, bệnh trĩ nội có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể là: 

  • Ung thư hậu môn – trực tràng: Búi trĩ phát triển lớn và bị xơ hóa cứng, sẽ kích thích tế bào ung thư phát triển. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
  • Hoại tử hậu môn: Khi búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm và phá hủy búi trĩ, lâu dần hậu môn sẽ có nguy cơ bị hoại tử.
  • Bệnh ung thư trực tràng: Nhiều người thường chủ quan về vấn đề mình bị bệnh trĩ nội nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng nặng rất phổ biến, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng thành ung thư trực tràng.
  • Nghẹt búi trĩ: khi bệnh trĩ nội bị sa quá mức sẽ bị các cơ vòng hậu môn chèn ép. Điều này làm tắc tĩnh mạch lưu thông với búi trĩ. Cùng lúc này cơ vòng sẽ làm tắc búi trĩ khiến cho nó ngày càng to ra và cứng hơn cho tới lúc không còn khả năng quay lại hậu môn. Dẫn đến tình trạng búi trĩ bị nghẹt sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu.
  • Thiếu máu trầm trọng: Do bị chảy máu nhiều khi đi đại tiện, nên người bệnh dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung…gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Giảm ham muốn tình dục: Cảm giác đau nhức vùng hậu môn, khiến người bệnh thiếu tự tin trong cuộc sống và công việc, đặc biệt trong quan hệ tình dục, làm giảm nhu cầu tình dục, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng đời sống tình dục.
  • Chức năng hậu môn bị rối loạn: bệnh trĩ nội lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng này. Hậu môn có thể bị co lại khiến cho việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn. Lúc này cơ hậu môn bị xâm lấn khiến cho bệnh nhân bị mất tự chủ trong việc đi đại tiện.
  • Các bệnh về da: bệnh trĩ tiết ra chất dịch nhầy xung quanh hậu môn khiến cho da ở các vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đến các bệnh viêm nhiễm, dị ứng về da.
  • Rối loạn thần kinh: tình trạng bệnh trĩ nội lâu dần sẽ làm bệnh nhên bị đau lưng dưới, đau nhức xương hay thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.

Những tác hại mà bệnh trĩ nội gây ra cho người bệnh là không hề nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và tinh thần người bệnh. Do đó, ngay khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm. Tránh để bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn.

Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bệnh trĩ chữa trị rất đơn giản và an toàn, hiệu quả nếu người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị đúng cách.

Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ hiệu quả trong đó người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa trị dưới đây

1. Cách giảm đau và ngứa do bệnh trĩ nội gây ra

Để giúp người bệnh có thêm thông tin về cách giảm đau và ngứa do bệnh trĩ nội gây ra, các chuyên gia hậu môn – trực tràng đã chia sẻ một số thông tin sau.

  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm:

Sự hình thành và phát triển của búi trĩ nội có thể gây đau đớn và ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt khi búi trĩ to hơn, thường xuyên ở bên ngoài hậu môn sẽ gây vướng víu, tiết dịch làm gia tăng cảm giác đau ngứa. Những lúc như vậy hãy thử cách trị bệnh trĩ nội giúp giảm đau ngứa đơn giản sau:

Chuẩn bị bồn tắm với nước ấm, mực nước khoảng 15 cm rồi ngâm mông. Thực hiện vài lần trong ngày, đặc biệt sau khi đi cầu giúp thư giãn cơ vòng, làm sạch hậu môn và cảm giác sưng đau của bệnh trĩ nội cũng thuyên giảm đáng kể.

  • Dùng kem bôi trị trĩ nội:

Bạn sẽ thấy dễ chịu nhanh chóng sau khi dùng thuốc bôi chữa bệnh trĩ nội này.

Một số kem bôi trị bệnh trĩ nội không cần kê đơn hoặc một số loại thuốc mỡ bôi cho bệnh trĩ nội thường dùng như hydrocortisone 1% có thể giảm ngứa hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng thuốc bôi trực tiếp lên hậu môn theo chỉ định.

Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng, không sử dụng quá 1 tuần nếu không được sự cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một túi chườm lạnh đơn giản lên vùng hậu môn trong vài phút để làm tê, giảm đau sưng do bệnh trĩ nội gây ra.

  • Sử dụng thuốc đặt trị trĩ nội:

Thuốc đặt là một cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả, với tác dụng nhanh. Dùng thuốc dạng viên đạn nhét vào bên trong hậu môn. Chúng có thành phần kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội. Có thể kể đến: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Witch Hazel, thuốc đạn Avenoc,…

Những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường có cảm giác đau rát hậu môn, bị táo bón ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, công việc và sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người không nên vì muốn nhanh chóng chữa dứt điểm tình trạng bệnh trĩ mà tự ý mua thuốc về điều trị. Mọi vấn đề cần phải có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc Tây y: Thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ nội có tác dụng làm giảm đau, cầm máu, nhuận tràng,…Thuốc được dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc như: Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen,…Thuốc hydrocortisone chứa steroid giúp làm giảm những triệu chứng ngứa rát tạm thời và những biểu hiện khó chịu khác như hydrocortisone, kem cortisone –10 có tác dụng giảm ngứa hậu môn cực hiệu quả.

Việc điều trị bệnh trĩ nội bằng các loại thuốc phải có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, bởi thuốc có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh chuyển nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Điều trị bằng thuốc Đông y: Các vị thuốc Đông y chữa bệnh trĩ nội chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian như: Củ mã thầy, rau diếp cá, lá bỏng, đu đủ xanh, cây thiên lý…Mỗi vị thuốc có một bài thuốc, liều lượng, và tác dụng riêng. Việc sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh trĩ sẽ làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, chảy máu…và ngăn chặn bệnh phát triển nặng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài và chỉ áp dụng được với những trường hợp bệnh nhẹ.

Việc dùng thuốc nào, với liều lượng ra sao nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi việc dùng trong thời gian dài dễ gây mỏng hậu môn.

XEM THÊM: Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ cần điều trị ngay

2. Chữa bệnh trĩ nội qua thói quen ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc chữa trị bệnh trĩ nội thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng có những tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Vì vậy, người bệnh cần nên thay đổi các thói quen sinh hoạt của mình để việc phòng và chữa bệnh trĩ đạt kết quả tốt nhất.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Bệnh nhân bị trĩ nội cần đặc biệt lưu ý đến thói quen ăn uống, làm sao để khắc phục táo bón và ngăn ngừa được táo bón.

Theo đó, người bệnh cần lưu ý việc tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm có tính nhuận tràng. Chúng rất dồi dào hàm lượng chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc và làm mềm phân, tạo khuôn phân giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Ví dụ như: Các loại rau xanh; Hoa quả tươi; Các loại hạt, ngũ cốc,…

Tránh các thực phẩm chế biến sẵn.

Tuyệt đối không lạm dụng thuốc nhuận trường bởi chúng có thể gây ra tiêu chảy, kích thích bệnh trĩ nội trầm trọng hơn.

Ngoài ra đừng quên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng từ 7-8 ly nước. Nếu đang mùa nắng nóng, bạn có thể uống nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó, việc tăng cường vận động với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đại tiện hàng ngày và tránh nhịn đại tiện,… cũng là những lời khuyên hữu ích giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả hơn.

3. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng biện pháp y khoa

Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ nội khác nhau. Tuy nhiên, khi việc chữa bệnh trĩ nội bằng hai phương pháp trên không có hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp can thiếp y khoa cho người bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, an toàn, và ngăn ngừa tái phát.

  • Chữa bệnh trĩ nội bằng thủ thuật:

Chích xơ búi trĩ:

Chích xơ búi trĩ là một cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả và an toàn. Dùng kim tiêm có chứa chất làm xơ hóa lớp dưới niêm mạc chữa trĩ rồi chích kim nằm nghiêng vào sâu 1 cm ở vị trí của cuống búi trĩ nội và bơm một lượng thuốc đã chỉ định. Sau khoảng 6 tuần, kiểm tra lại nếu vẫn chưa khỏi triệt để thì bệnh nhân vẫn phải chích xơ hóa tiếp cho đến khi khỏi bệnh.

Thắt trĩ bằng vòng cao su: Sử dụng công cụ đặc biệt, thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun, ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến búi trĩ. Búi trĩ nội sẽ tự teo lại, hoại tử và rụng trong vòng một tuần.

Công nghệ mới trong điều trị bệnh trĩ nội: Sử dụng dòng điện cao tần, tia lazer hoặc ánh sáng hồng nội chiếu vào búi trĩ nội. Sức nóng này làm các mô đông lại, thu nhỏ búi trĩ và tạo thành sẹo nhằm làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ; đồng thời cũng làm cố định búi trĩ vào ống hậu môn.

  • Điều trị bệnh trĩ nội bằng phẫu thuật:

Khi các búi trĩ nội lớn, có biến chứng mà các phương pháp trên không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật cắt trĩ được cân nhắc thực hiện. Một số phương pháp phẫu thuật chữa bệnh trĩ nội được áp dụng phổ biến có thể kể đến là:

Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc

Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phẫu thuật Longo

Khâu treo trĩ bằng tay

Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH,…

Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp phẫu thuật nào để chữa bệnh trĩ nội tốt nhất, giảm thiểu các rủi ro,… sẽ được bác sĩ tư vấn.

Người bệnh cũng cần hết sức lưu ý, bệnh trĩ nội vẫn có thể tái phát sau phẫu thuật. Do đó, một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều người bệnh cần đặc biệt quan tâm thực hiện.

Chữa dứt điểm bệnh trĩ nội bằng phương pháp ngoại khoa

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ như: phương pháp Longo, PPH, HCPT2. Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ, với 1 cuộc phẫu thuật thì người bệnh chỉ mất khoảng 30 phút.

HCPT2 là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, phương tiện kỹ thuật để thực hiện chữa bệnh trĩ nội được nhập khẩu nước ngoài. Kỹ thuật xâm lấn này không dùng dao mổ mà sử dụng trường điện dung cao tần, xâm lấn tối thiểu theo công nghệ cao. Nhiệt độ hoạt động từ 80ºC - 900ºC làm đông và thắt nút các mạch máu với khả năng kiểm soát tốt, búi trĩ lập tức rụng đi mà không ảnh hưởng tới các vùng lân cận, nhanh chóng sinh nhiệt, làm lành các vết thương.

Liệu pháp HCPT2 được giới chuyên gia đánh giá cao về chất lượng và được nhiều người bệnh tin tưởng bởi: Thời gian điều trị nhanh, hạn chế chảy máu và đau đớn cho người bệnh, sau điều trị người bệnh không cần nằm viện, không để lại di chứng về sau và không bị tái phát bệnh trở lại. Có thể nói, phương pháp HCPT2 là phương pháp chữa trị bệnh trĩ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay được Ts. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng chuyên khoa hậu môn trực trạng tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng thành công cho rất nhiều người mắc bệnh trĩ nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng đã tham gia khám, điều trị và phẫu thuật cắt trĩ cho hàng nghìn bệnh nhân tại rất nhiều các bệnh viện đa khoa trong khu vực Hà Nội. Trở thành Cố vân chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Ts.Bác sĩ Trịnh Tùng đến với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với tư các là bác sĩ phụ trách khoa nội, chuyên gia bộ môn nội tiêu hóa.

Sở trường chuyên môn của Ts.Bác sĩ Trịnh Tùng

  • Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa
  • Điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Đến nay Ts. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý về hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng, đề cao và tín nhiệm.

Ngoài việc lựa chọn cho mình 1 địa chỉ phẫu thuật cắt trĩ và chữa bệnh trĩ nội uy tín thì người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh những điều dưới đây:

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng 1 số loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau, tiêu viêm. Vì vậy, mọi người cần uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định.

Giữ vệ sinh vùng hậu môn luôn khô thoáng, sạch sẽ

Không mặc quần bó sát.

Bổ sung các loại rau xanh, trái cây và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Không ăn thực phẩm cay nóng.

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật cắt trĩ, việc đại tiện sẽ hơi khó khăn, có thể gây đau đớn… nhưng người bệnh không nên sợ đau mà nhịn đại tiện vì như vậy sẽ càng gặp khó khăn trong lần đại tiện tiếp theo, tình trạng táo bón có thể tiếp diễn, bệnh trĩ không loại bỏ hoàn toàn được. Để có thể đại tiện dễ dàng thì những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp…

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ nội. Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng Hà Nội, hoặc gọi điện đến số máy 0243.9656.999 để đặt lịch khám hoặc nhận tư vấn hỗ trợ từ bác sĩ Tùng và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ phòng khám,


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội

triệu chứng bệnh trĩ nội

cách chữa bệnh trĩ nội

bệnh trĩ ngoại

hình ảnh bệnh trĩ

nguyên nhân bệnh trĩ

dấu hiệu bệnh trĩ nội

triệu chứng bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ là gì

Trịnh Tùng

chuyên khoa Ngoại tiêu hóa

Trình độ học vấn:

  • Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • Bác sỹ chuyên khó cấp I
  • Bác sỹ Nội trú tại cộng hòa Pháp
  • Bác sỹ chuyên khoa cấp II
  • Tiến sĩ, bác sỹ y khoa

Các khóa học tham gia:

  • Khóa đào tạo giảng viên cấp cứu chấn thương tại Hoa Kỳ năm 2003
  • Khóa đào tạo phẫu thuật ngoại khoa tại Hàn Quốc 1997

Quá trình công tác:

  • Năm 1997-2003: Phẫu thuật viên, Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội.
  • 2003-2011: Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương (phụ trách chuyên môn)
  • Năm 2011- nay: Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham gia khám, điều trị, phẫu thuật tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vân chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Sở trường chuyên môn:

  • Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về     tiêu hóa
  • Điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực     tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có gần 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm,trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sỹ luôn được người bệnh tin tưởng, tín nhiệm.

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tintrên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không đượctự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa