Đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày là hiện tượng phổ biến thường gặp của rất nhiều người nhưng ít ai biết đây là dấu hiệu cụ thể của bệnh gì. Thực tế cho thấy đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, táo bón, viêm đại tràng…nếu khôn được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Trong bài chia sẻ dưới đây, chuyên gia hậu môn trực tràng TS bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ giúp người bệnh biết cách làm thế nào để lại bỏ tình trạng đi ngoài ra máu một cách hiệu quả. Mọi người cùng theo dõi nhé.
Các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến triệu chứng đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày.
Đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày là bị làm sao? Đi ngoài ra máu nhiều lần có nguy hiểm không? Đi ngoài ra máu có cách nào chữa khỏi được không?...là những câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân gửi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho bác sĩ sĩ Trịnh Tùng.

Những câu hỏi này sẽ được bác sĩ giải đáp qua những nội dung dưới đây:
1/ Đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, phân cứng kèm theo máu tươi thành từng giọt, là bệnh gì?
Câu hỏi của: Trần Hoài Thu 26 tuổi Hưng Yên
Chào bác sĩ! Em bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, phân cứng kèm theo máu tươi thành từng giọt. Cảm giác đau rát và ngứa ngáy ở hậu môn rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là bị bệnh gì? Và em cần phải chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trịnh Tùng
Chào bạn Hoài Thu! Cám ơn bạn đã tin tưởng bác sĩ và gửi câu hỏi về cho chương trình. Trường hợp của bạn đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, kèm với đi ngoài phân cứng, đi phân lỏng thì không thấy máu. Triệu chứng của bạn có thể do bệnh trĩ, hoặc có thể nứt kẽ hậu môn, polip trực tràng… Ngoài thông tin mô tả biểu hiện, để chẩn đoán xác định bệnh bạn cần đi khám để chẩn đoán chính xác lí do và có hướng chữa trị.
- Bệnh ung thư trực tràng
Nguyên nhân đầu tiên của những người bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày đó chính là có thể người bệnh đã bị ung thư trực tràng. Khi đó thì người bệnh còn có thêm nhiều những biểu hiện khác kèm theo nữa đó chính là đi ra phân lỏng kèm với máu sẫm. Ngoài ra lúc này thì người bệnh còn cảm thấy rằng mình muốn đi ngoài nhiều hơn bình thường. Và thông thường căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn ở những người lớn tuổi.

- Bệnh ung thư đại tràng
Nguyên nhân tiếp theo gây nên tình trạng đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày thì rất có thể rằng người đó đã bị bệnh ung thư đại tràng. Thông thường nếu như người bị ung thư đại tràng thì lượng máu sẽ ít và nó sẽ dính theo phân. Bên cạnh đó thì người bệnh còn sẽ xuất hiện kèm theo triệu chứng đó là bán tắc ruột đồng thời khám sẽ thấy khối u.
- Bệnh trĩ
Thông thường những người mắc bệnh trĩ nội khi đi đại tiện sẽ kèm theo máu tươi dính theo phân. Ngoài ra nếu như không kịp thời điều trị còn khiến cho bệnh tình nghiêm trọng và khiến máu ngày càng chảy nhiều thậm chí phun thành tia khiến cho người bệnh bị mất máu cấp…

- Bệnh kiết lỵ
Khi bạn bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày kèm theo có mùi lạ và phân hòa lẫn với máu cũng như đau bụng, đau hậu môn thì có thể bạn đã bị bệnh kiết lỵ.
- Bệnh nứt kẽ hậu môn
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài ra máu tươi nữa đó chính là do bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra. Và căn bệnh này xuất hiện chính là do hệ quả của những người mắc các bệnh trĩ hoặc táo bón. Bởi lẽ lúc này dưới sức rặn đã khiến tạo nên áp lực ở hậu môn từ đó làm cho các mô xung quanh vùng hậu môn bị nứt và máu tươi chảy ra.

XEM THÊM: Thực hư triệu chứng đi đại tiện ra máu nhưng không đau là gì
2/ Đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày là bị làm sao?
Câu hỏi của: Nguyễn Đại Quang 31 tuổi, Thái Nguyên
Chào bác sĩ.
Hiện nay tôi đang gặp phải triệu chứng đau bụng trái, đi ngoài thường xuyên nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có khi không thấy phân, mà phân kèm máu tươi. Xin bác sĩ cho tôi hỏi đây là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào? Tôi nên đi khám ở đâu an toàn và chất lượng? Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trịnh Tùng
Chào bạn! Với các biểu hiện đau bụng trái, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, phân kèm máu tươi, có thể bạn đã bị mắc bệnh lỵ amíp. Đây là bệnh về đường tiêu hóa có liên quan chặt chẽ với vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân gây nên bệnh là do ký sinh trùng Entamoeba histolitica, thuộc loại đơn bào, khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên.
- Bệnh lỵ amíp
Bệnh lỵ amíp chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn ở đại tràng. Khi bị bệnh thường có 2 loại: cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính: Bệnh nhân thường bị hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy. Đi ngoài nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần đi ngoài không có nhiều phân, một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy. Người bệnh thường xuất hiện đau quặn bụng từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi ngoài. Kèm theo đau bụng là mót rặn, người bệnh rất muốn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh lại không đi ngoài được. Nếu ở thể nhẹ thì sức khỏe ít bị tác động, nhưng khi bệnh nặng thì bệnh nhân có thể bị suy kiệt (đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày), rối loạn chất điện giải, bụng chướng.

Thể mãn tính: Khi bị lỵ amíp không được chữa trị hoặc chữa trị không dứt điểm, không đúng phác đồ thì bệnh sẽ chuyển thành mãn tính và khi đó lỵ amíp sẽ chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amíp, từng đợt chúng lại xuất hiện gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi, nhất là khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ… Hậu quả của lỵ amíp mãn tính là gây viêm đại tràng mãn tính làm cho người bệnh rất khó chịu và dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Mắc bệnh lỵ amíp còn có nguy cơ gây ápxe gan.
Bên cạnh đó nguyên nhân gây nên đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày còn có thể là:
Người đó bị viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng nên bị đau bụng, tiêu chảy và phân sẽ có máu xuất hiện.
Nhồi máu ruột non cũng chính là nguyên nhân gây đi ngoài ta máu và người đó đau bụng quằn quại.
Bệnh polyp trực tràng cũng là một nguyên nhân làm cho người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi thậm chí thì máu sẽ thành từng giọt thành từng tia mà nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Dị ứng gây xung huyết niêm mạc trực tràng hoặc là bệnh máu không đông, máu trắng hay những căn bệnh truyền nhiễm khác cũng sẽ gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.
Do vậy khi có triệu chứng đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh, xét nghiệm phân và chữa trị dứt điểm. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo giữ vệ sinh mỗi khi đi ngoài để tránh lây bệnh cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
3/ Trẻ bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, phân sột sệt và kèm theo sủi bọt
Câu hỏi của: Pha Lê, 32 tuổi Hà Nội
Thưa bác sĩ!
Bé nhà em bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, kéo dài đã 3 ngày nay rồi ạ, đi 3-4 lần trong ngày nhưng phân lỏng và kèm theo máu ở cuối bãi phân. Đến bây giờ thì phân còn sủi bọt nữa. Bé vẫn ăn và chơi bình thường. Em chưa cho bé đi khám và chưa cho uống thuốc gì cả. Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Trịnh Tùng
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị đi ngoài đã 3-4, đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày. Các tình huống có thể gặp là:
Nếu là phân có máu lẫn dịch nhầy hoặc sủi bọt thì phần lớn là do lỵ. Bệnh lỵ trực khuẩn thường xảy ra cấp diễn, trẻ có sốt cao, đại tiện ngày nhiều lần, phân lỏng có lẫn máu mũi và dễ đi đến trạng thái nhiễm độc. Trái lại, lỵ amíp thường dai dẳng, tái phát, phân ít, lỏng nhưng rất nhiều máu và mũi, trẻ đi ngoài thường phải rặn.
Nếu là phân đen, tức là máu chảy ở dạ dày hay ruột non thì có khả năng là một tình huống loét dạ dày hay tá tràng hoặc một loại bệnh dị ứng hay u hiện lâm sàng nổi bật của bệnh polyp đại trực tràng là đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày và máu tươi nhỏ giọt cuối bãi chiếm tỷ lệ 94,2%, máu có thể bao ngoài khuôn phân.
Mặc dù bé vẫn ăn và chơi bình thường nhưng tốt nhất bạn nên đưa con đi khám để tìm lí do.
Chúc bạn may mắn!
4/ Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày có phải bị viêm đường ruột không?
Câu hỏi bởi: Sam Sam
Chào bác sĩ! Bác sĩ cho Em hỏi trẻ nhỏ đi ngoài ra máu có phải bị viêm đường ruột không? Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Trịnh Tùng
Chào bạn! Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày có thể do nhiều lí do khác nhau, trong đó hay gặp nhất là bệnh polyp đại trực tràng; nứt kẽ hậu môn; lỵ trực khuẩn…Trong đó lỵ trực khuẩn có thể được xếp vào nhóm bệnh viêm đường ruột. Vì vậy, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu và có phương pháp chữa trị cụ thể.
5/ Đi ngoài ra máu kèm theo tình trạng táo bón có phải trĩ không?
Câu hỏi của: Lục Bình
Chào bác sĩ! Em bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày và bị táo bón kéo dài. Vậy xin bác sĩ cho em biết có phải em bị bệnh trĩ hay không? Làm sao để biết mình bị mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại? Bệnh này có nguy hiểm hay không? Em phải làm gì khi bị mắc bệnh trĩ? Em xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trịnh Tùng
Xin chào bạn! Bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày và bị táo bón thì chưa hẳn đã bị trĩ đâu. Bạn có thể gặp một số bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, hay bị xây sát vùng hậu môn gây ra chảy máu. Người ta dựa vào tình trạng bệnh cụ thể, ví dụ như búi trĩ ở vùng hậu môn để phân biệt trĩ nội hay trĩ ngoại, điều này bạn phải đi khám thì bác sĩ mới chẩn đoán chắc chắn được. Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên sẽ gây ra những phiền toái và khó chịu cho người mang bệnh như đau rát vùng hậu môn, thiếu máu… do đó bạn cần phải xác định sớm để chữa trị Nội khoa, nếu bạn bị trĩ độ 3, 4 thì phải phẫu thuật để chữa dứt điểm tình trạng bệnh trĩ.
XEM THÊM: Đi ngoài ra máu nên ăn gì nhanh khỏi bệnh? Top 9 thực phẩm tốt nhất
Biến chứng nguy hiểm khi bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày
Tình trạng đi ngoài ra mài nhiều lần trong ngày nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để sẽ không chỉ khiến người bệnh cảm thấy hoang mang lo lắng mệt mỏi mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như:
Gây thiếu máu trầm trọng: Khi bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày thì có nghĩa là người bệnh lúc này đã bị mất một lượng máu lớn nhất là những lúc đi ngoài. Lâu dần thì sẽ gây nên tình trạng thiếu máu vô cùng trầm trọng. Lúc này thì người bệnh sẽ bị hoa mắt, tim đập nhanh, choáng, ngất… khiến sức khỏe sa sút, người bệnh da xanh tái, rét run, mạch nhanh, hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung. Nguy hiểm nhất là choáng ngất, mất ý thức.

Viêm nhiễm hẫu môn: Bạn biết không nếu như người bệnh bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày thì kèm theo đó tình trạng dịch nhầy ở hậu môn cũng sẽ tiết ra. Và đây chính là một môi trường rất thuận lợi khiến vi khuẩn có dịp để xâm nhập, phát triển từ đó gây viêm nhiễm vùng da hậu môn. Thậm chí rằng nó còn có thể gây xâm nhập vào máu để gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.
Ảnh hưởng đến tinh thần cũng như công việc: Người bị đi ngoài ra máu tươi cũng sẽ rất mệt mỏi, mất tập trung và khó chịu. Vì vậy nó gây ảnh hưởng đến tinh thần, hạnh phúc gia đình và công việc thường ngày nữa.

Đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày gây tâm lý tiêu cực. Người bệnh căng thẳng mỗi lần muốn đi vệ sinh; bất tiện trong sinh hoạt; luôn bị hành hạ bởi nỗi lo đi cầu ra máu có sao không và sợ người khác biết mình có “vấn đề”.
Đi ngoài ra máu tươi nhiều lần là biểu hiện bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, apxe, viêm loét, rò hậu môn, polyp đại trực tràng, nhiễm trùng trên đường tiêu hóa,… Mỗi bệnh lý lại gây hại cho sức khỏe ở nhiều mức độ.
Đại tiện ra máu tươi nhiều cảnh báo ung thư đại trực tràng khi kèm theo các chứng sa trực tràng, táo bón chảy máu, tiêu chảy ra máu, đại tiện nhiều lần, sút cân,… đe dọa tính mạng người bệnh.
Người bệnh cần phải làm gì khi bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày
Khi bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, lượng máu ra nhiều hay ít người bệnh cũng không nên hoang mang mà cần bình tĩnh để theo dõi tình trạng cụ thể vì biểu hiện đi ngoài ra máu trong ngày có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng trước hết chúng ta cần chủ động để xử lý tại chỗ tình trạng này bằng cách:
- Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng, sạch sẽ và đúng cách, không dùng giấy vệ sinh thô ráp chà xát hậu môn. Tốt hơn nên vệ sinh hậu môn với nước và thấm khô bằng khăn bông sạch, không làm sạch hậu môn bằng khăn lạnh hay hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.
- Không cố rặn mạnh khi đi đại tiện, nếu đại tiện khó, chia làm 2 lần trong ngày và bổ sung thức ăn mềm. Không ngồi lâu khi đi đại tiện.
- Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tránh táo bón thông qua việc bổ sung những loại thực phẩm tươi mát như rau quả củ. Đồng thời những người bị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày cũng đừng quên việc bổ sung nhiều nước uống mỗi ngày để đảm bảo việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm nhuận tràng, uống đủ nước để ngăn táo bón, tránh được cảm giác đau rát hậu môn và chảy máu khi đại tiện.

- Ngoài ra thì cũng nên tránh những loại thực phẩm cay nóng có nhiều tính độc vì nó sẽ khiến cho hoạt động nhuận tràng bất lợi. Từ đó càng khiến cho tình trạng đi ngoài có máu ngày càng nặng hơn. Không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến mặn, nhiều gia vị cay nóng gây kích ứng hậu môn.
- Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể chẳng hạn như chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội,...
- Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn có biểu hiện đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày thì rất có khả năng nguyên nhân đến từ những bệnh lí nguy hiểm, không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp phù hợp.
- Đối với mỗi bệnh lý, dựa vào tính chất và mức độ của bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp.
- Tuyệt đối không nên chủ quan khi phát hiện mình bị đi ngoài ra máu, đặc biệt trong thời gian dài mà vẫn không thấy bệnh chấm dứt thì cần phải kịp thời thăm khám để tìm ra được cách điều trị kịp thời và chính xác. Tránh để tình trạng bệnh nặng hơn hoặc gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Không nên tự ý chữa bệnh bằng những bài thuốc dân gian hoặc tự ý mua thuốc uống. Ngay khi phát hiện mình bị đi ngoài ra máu tươi thì hãy kịp thời đến cơ sở phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám bằng những thiết bị y tế chuẩn và tiên tiến. Từ đó giúp tìm ra được cách điều trị đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày kịp thời và hiệu quả nhất.

- Nên có thói quen vệ sinh đúng đắn và khoa học đó là không được nhịn đi vệ sinh lâu, không nên rang rặn cũng như không được kéo dài thời gian ngồi trong nhà vệ sinh. Vì lúc này sẽ khiến cho vùng hậu môn bị đè nén càng khiến bệnh tình nặng hơn.
- Tránh để cuộc sống suy nhược dẫn đến tinh thần sa sút, lo lắng nhiều…vì đây cũng là các nguyên nhân gây nên sự co bóp niêm mạc ruột cũng như cản trở sự lưu thông máu. Sau một thời gian sẽ khiến dẫn đến những chứng bệnh như là đi ngoài ra máu hoặc xuất huyết dạ dày.
Trên đây là những thông tin về vấn đề đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày. Hi vọng qua bài chia sẻ của chuyên gia hậu môn Ts. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng, mọi người sẽ trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản để có thể phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả. Bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân.
Khi có nhu cầu khám chữa bệnh về tiêu hóa, đi ngoài ra máu ở hậu môn hay các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng Hà Nội, hoặc gọi điện đến số máy 0243.9656.999 để đặt lịch khám hoặc nhận tư vấn hỗ trợ từ bác sĩ Tùng và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ phòng khám.
Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày
đi ngoài ra máu nên ăn gì
đi đại tiện ra máu ở nữ
cách chữa đi đại tiện ra máu
cách chữa đi ngoài ra máu
cách trị đi cầu ra máu tại nhà
chướng bụng đi ngoài ra máu
bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu
tiêu chảy ra máu